“ƠN CỨU ĐỘ là NHƯNG KHÔNG"
* Ý nghĩa Thần học của "Nhưng Không": đây là "Ân điển" / "Ân sủng" => Ơn Cứu độ là ân sủng / ân điển của Chúa.
1) Có nhiều bạn thắc mắc về hai chữ "Nhưng Không". Đọc trên rất nhiều website diễn giải thì thường hiểu đại khái là "cho không", tỉ như "tình yêu nhưng không" là ... "tình yêu cho không". Ồ, nếu vậy thì có chữ "nhưng" để làm chi? Không lẽ "nhưng" nghĩa là "cho" ("nhưng không" = "cho không")?
Thành thử lại càng thấy "Nhưng" (trong "Nhưng Không") khó hiểu, chữ "Nhưng" ở đây đâu có tương phản với mệnh đề nào trước đó đâu!
2/ Kỳ thực, "Nhưng Không" là cách đọc âm Hán-Việt của hai chữ 礽 空. Thế kỷ 18 còn quen dùng âm Hán-Việt, tuy nhiên theo thời gian về sau giữ lại cách đọc "Nhưng Không" mà không còn dùng mặt chữ Hán nữa, nên... trở thành khó hiểu.
"NHƯNG", âm Hán-Việt của chữ 礽, có nghĩa là: "điều may mắn được hưởng", là "ơn phước".
"KHÔNG" 空, như không gian (khỏi nói, ai cũng biết rồi), và còn được dùng để chỉ Trời - như "cao không" 高 空, "thái không" 太空 là nói đến "ông Trời", là "Trời" tối cao.
"NHƯNG KHÔNG" 礽 空 nghĩa là ơn phước từ Trời, được Trời ban cho.
2) Trong tín niệm Christianity (gồm Tin Lành, Công giáo, Chính thống giáo...): Ơn Cứu độ là bởi Tình yêu của Chúa, vì yêu thương nhân loại khổ đau do tội lỗi mà Chúa cứu độ.
"Thầy không đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi những người tội lỗi" (Mark 2: 17).
Ơn Cứu độ là quà tặng trao ban, chớ không phải phần thưởng tùy thuộc vào "đóng góp" công đức nhiều hay ít. Ở đây - xin nhấn mạnh - không có việc "trao đổi" công đức để nhận lại phần thưởng, vì sự "trao đổi" như vậy luôn dẫn đến hệ lụy thực dụng khó tránh là phát sinh tâm thức "chuộc" thần thánh, mua thần bán thánh...
Đức Tin cũng là từ Chúa, "chính Chúa chọn con" - theo Phúc âm John 15:16.
Mà như vậy, Ơn Cứu độ là ân điển / ân sủng từ Chúa, Đức Tin là ân điển / ân sủng từ Chúa.
Nghĩa của "ân điển" (恩典) / "ân sủng" (恩寵) là ơn từ trên ban cho.
Vậy nên, "NHƯNG KHÔNG" vốn quen thuộc với người Việt vào những thế kỷ trước (lúc còn mượn chữ Hán để làm văn tự), nay có lẽ nên dùng "ÂN SỦNG", "ÂN ĐIỂN" dễ hiểu hơn.
"Ơn Cứu độ là Nhưng Không", tức "Ơn Cứu độ là ân sủng / ân điển"; "Tình yêu nhưng không" là "Tình yêu ân điển / ân sủng".
(nếu "NHƯNG KHÔNG" bị hiểu đại khái là ... "cho không", kỳ thực, cách hiểu như vậy không đủ chiều sâu so với ý nghĩa của "ân sủng" / "ân điển" trong Thần học Ki-tô giáo / Cơ Đốc giáo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét